Hướng dẫn sử dụng bếp từ | Một số lưu ý khi sử dụng

Hướng dẫn sử dụng bếp từ

Nhiều người vẫn chưa biết sử dụng bếp từ như thế nào cho đúng cách và an toàn. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng bếp từ hiệu quả nhất và một số lưu ý khi dùng.

Cách sử dụng bếp từ

Đặt nồi, chảo lên bếp

Trước khi sử dụng, bạn nên đặt nồi/chảo nấu ăn ngay giữa mặt kính của bếp. Điều này sẽ hạn chế việc đáy nồi không ổn định khi sôi và tránh va đập gây vỡ mặt kính.

Cắm điện

Để bắt đầu sử dụng, bạn cắm điện, bếp sẽ phát ra tiếng “bíp” thông báo máy đã sẵn sàng. 

Nhấn nút ON/OFF để mở/tắt bếp

Sau khi cắm điện vào, bạn nhấn nút ON (bật) để bắt đầu nấu thức ăn. 

Chọn chức năng nấu

Nhấn Menu sau đó chọn Function để chọn chức năng nấu được cài đặt sẵn:

  • BBQ: Để nướng thịt
  • Stir Fire: Chiên xào
  • Hot Pot/Chafing: Nấu lẩu
  • Soup: Nấu canh
  • Boil: Nấu nước

Chỉnh nhiệt độ và công suất

Tùy món ăn mà yêu cầu lửa lớn và lửa nhỏ khác nhau, lúc này bạn cần chỉnh nhiệt độ mặt bếp về nhiệt độ thích hợp. Xem thêm trong bài viết: Nhiệt độ của bếp từ | Cách điều chỉnh và lưu ý

Tắt bếp sau khi sử dụng xong

Sau khi nấu xong, bạn nhấn nút Mở/Tắt (ON/OFF) để tắt bếp. Lúc này chờ cho cánh quạt tản mát bếp ngừng chạy mới rút dây điện ra.

Một số lưu ý khi dùng

Dùng nguồn điện phù hợp

Thông thường, các loại bếp từ có công suất từ 200W – 2000W, đây là mức tương đối cao. Nếu dùng chung ổ điện với nhiều thiết bị khác mà không có ổn áp hỗ trợ rất dễ gây ra quá tải điện làm hư hỏng tất cả các thiết bị, bạn nên nhớ rằng bếp điện luôn cần tiêu hao một lượng điện năng khá lớn khi nấu nướng. Vì vậy, nên sử dụng nguồn điện phù hợp để giảm thiểu tối đa nguy cơ chập, cháy, hư hỏng thiết bị. 

Không nấu ở nhiệt độ cao

Sử dụng nhiệt độ càng cao thì điện năng tiêu thụ càng lớn. Vì vậy, bạn chỉ nên để mức nhiệt lớn khi chế biến các loại thực phẩm cần nhiệt độ cao trong khoảng thời gian ngắn khoảng 3 – 5 phút. Bạn nên chọn mức nhiệt trung bình và giảm dần nhiệt độ trong khi nấu nướng. Việc này không chỉ tiết kiệm điện mà còn giúp tăng tuổi thọ của bếp.

Dùng đúng loại nồi, chảo

Bếp từ khá kén nồi nên bạn cần phải sử dụng loại nồi, chảo được làm chất liệu phù hợp như thép, sắt tráng men, nồi có đáy nhiễm từ (inox, gang). 

Dùng nồi có chất liệu dẫn nhiệt tốt sẽ giúp nhiệt lượng được tỏa đều và nồi nóng nhanh, tiết kiệm điện năng tiêu thụ và giảm thời gian nấu.

Không rút điện ngay sau khi nấu

Sau khi tắt bếp, quạt tản nhiệt bên trong vẫn tiếp tục hoạt động 3 đến 5 phút để làm mát và giảm độ nóng bên trong, nếu ngắt điện đột ngột sẽ dễ làm hư quạt tản nhiệt và bếp cũng không được làm mát một cách tối ưu nhất. Vì vậy nên đợi khoảng 5 phút sau khi tắt bếp mới rút ổ cắm điện. 

Vệ sinh mặt bếp

Nếu để các vết dầu mỡ, thức ăn thừa, cháy khét bị bám dính lâu ngày trên bề mặt kính của bếp sẽ khiến bếp giảm khả năng gia nhiệt, tốn nhiều điện năng hơn khi nấu.

Vì vậy, bạn nên thường xuyên vệ sinh bếp từ bằng một chiếc khăn mềm và các chất tẩy rửa chuyên dụng.

Đặt cách các thiết bị điện từ khác tối thiểu 1m

Bạn nên đặt bếp từ cách các thiết bị điện từ khác như lò vi sóng, TV, điện thoại,… khoảng 1m. Điều này sẽ bảo vệ các thiết bị khỏi từ trường của bếp. 

Điện máy

Ms. Hương: 0982.069.704

Mr. Tuấn: 0965.790.100

Chat messenger
Chat Zalo