Vệ sinh máy lạnh Electrolux là việc làm giúp tăng hiệu quả làm mát, kéo dài tuổi thọ cho thiết bị và tiết kiệm chi phí sửa chữa, bảo trì máy lạnh Electrolux. Dưới đây, Điện Máy Siêu Rẻ chúng tôi sẽ mách bạn cách vệ sinh máy lạnh Electrolux đơn giản ngay tại nhà, mời bạn tham khảo ngay nhé!
Mục lục
1. Chuẩn bị dụng cụ vệ sinh máy lạnh Electrolux
Các dụng cụ cần chuẩn bị:
- Máy bơm tăng áp
- Bộ tua vít
- Bạt và áo trùm vệ sinh máy lạnh
- Chai xịt vệ sinh chuyên dụng
- Găng tay
- Thang nhôm
- Máng nước
- Khăn khô
Một số lưu ý khi vệ sinh điều hòa Electrolux
- Ngắt nguồn điện trước khi vệ sinh điều hòa để đảm bảo an toàn, tránh chập cháy nổ.
- Cần đảm bảo che đậy để không bị bắn nước vào các bảng điện tử, mạch điện của thiết bị.
- Không phun nước mạnh ở gần vị trí có bảng mạch (nằm ở phía trên máy nén) vì có thể ảnh hưởng đến bo mạch.
- Kiểm tra tình trạng đường ống và van xem có bị rò rỉ không để hạn chế tình trạng quá nhiệt, gây hỏng dây nối.
- Mọi bộ phận được tháo ra để làm sạch đều cần được hong khô tự nhiên hoặc bằng gió quạt, tuyệt đối không tác dụng nhiệt hoặc phơi dưới ánh nắng mặt trời.
2. Cách vệ sinh máy lạnh Electrolux
2.1. Cách vệ sinh dàn lạnh
Bước 1: Ngắt nguồn điện của máy lạnh Electrolux để đảm bảo an toàn.
Bước 2: Tháo vỏ ngoài dàn lạnh bằng cách sử dụng tuốc-nơ-vít tháo các ốc cố định ở mặt nạ. Nâng mặt trước lên cao hơn so với chiều ngang và kéo ra để lấy mặt nạ bảo vệ ra.
Bước 3: Vệ sinh tấm lưới lọc.
Sau khi tháo vỏ ngoài, lấy tấm lưới lọc bụi ra và ngâm nó trong nước cùng với dung dịch vệ sinh máy lạnh chuyên dụng. Hoặc dùng máy hút bụi để hút sạch lớp bụi bẩn và vi khuẩn, rồi dùng vòi xịt áp lực để rửa sạch lưới lọc không khí. Lau khô lưới lọc. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, việc phơi dưới ánh nắng mặt trời hoặc dùng máy sấy làm khô có thể ảnh hưởng đến chất lượng của lưới lọc.
Bước 4: Vệ sinh bên trong dàn lạnh máy lạnh Electrolux
- Dùng túi vệ sinh chuyên dụng đã được chuẩn bị trước đó để bọc dàn lạnh và bọc kín các bảng điện và bo mạch.
- Dùng vòi xịt có áp suất cao để xịt thẳng vào, lưu ý tránh xịt vào bo mạch
- Lau khô chúng kĩ lưỡng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng máy hút bụi rồi kết hợp với dung dịch vệ sinh máy lạnh để đẩy bay bụi bẩn. Cách này sẽ tránh gây tổn hại bo mạch điện tử và không gây ảnh hưởng về lâu dài cho máy lạnh.
Bước 5: Lắp lại các bộ phận và thử máy
Sau khi lưới lọc được làm sạch sẽ và khô ráo, hãy cẩn thận lắp tấm lưới vào vị trí cũ để không làm rách lưới. Sau đó, lắp vỏ bảo vệ rồi dùng tua vít vặn ốc cố định trên thân máy.
Cuối cùng, khởi động thiết bị và sử dụng để xem điều hòa nhà bạn đã hoạt động tốt hay không.
2.2. Cách vệ sinh dàn nóng
Bước 1: Ngắt nguồn điện của máy lạnh Electrolux.
Bước 2: Tháo gỡ vỏ bảo vệ của dàn nóng. Sử dụng bộ tua vít để tháo vỏ ngoài và các linh kiện liên quan đến dàn nóng.
Bước 3: Làm sạch cánh quạt bên trong. Dùng vòi xịt có áp suất cao để xịt thẳng vào cánh quạt và bộ phận tản nhiệt, tránh phần bo mạch, sau đó lau khô chúng. Nếu bạn lo lắng xịt trúng bo mạch, hãy dùng máy hút bụi và dung dịch vệ sinh chuyên dụng.
Bước 4: Lắp ráp lại các bộ phận như ban đầu, đảm bảo chúng đã khô ráo hoàn toàn.
Bước 5: Kết nối điện và thử máy xem máy đã hoạt động trở lại bình thường chưa.
3. Khi nào bạn cần vệ sinh máy lạnh Electrolux?
Chúng tôi khuyên bạn nên tiến hành vệ sinh máy lạnh Electrolux 3-4 tháng/lần, tùy vào điều kiện môi trường lắp đặt. Nếu điều hòa được sử dụng cho nhà máy, công xưởng thì tần suất vệ sinh có thể là 1-2 tháng/lần vì các khu vực này thường khá bụi bẩn bám.
Ngoài ra, bạn cũng nên làm sạch điều hòa nhà bạn nếu có một trong các dấu hiệu sau:
- Điều hòa nhà bạn phát ra mùi hôi khó chịu
- Điều hòa chạy yếu, không đủ mát cho căn phòng
- Xuất hiện tình trạng bám tuyết trên dàn lạnh.
- Máy lạnh Electrolux bị chảy nước
- Dàn nóng của điều hòa không chạy
Trên đây là hướng dẫn chi tiết các bước vệ sinh máy lạnh Electrolux mà chúng tôi muốn chia sẻ cho bạn. Hy vọng bài viết hữu ích cho bạn đọc!