Ngày nay, tủ lạnh không chỉ thuần túy là một thiết bị giúp bảo quản thực phẩm lâu ngày hay làm đá, làm kem. Nó còn là một vật trang trí, thể hiện cá tính của gia chủ.
Vì vậy chất liệu làm nên cửa tủ cũng rất đa dạng như Uniglass, thép, nhựa, kính. Qua bài viết sau, Điện máy Siêu rẻ xin chia sẻ về các loại vật liệu phổ biến nhất dùng làm cửa tủ lạnh.
Chất liệu Uniglass
Định nghĩa:
Uniglass có tên đầy đủ là “Uni-body tempered glass”, được tạo ra từ một tấm kính cường lực duy nhất, không có đường nối. Vật liệu chính là thép cán nguội với các lớp tráng đặc biệt có độ dày và thành phần khác nhau, lớp tráng có độ trong suốt cao bóng như mặt gương.
Ưu điểm:
- Chất liệu Uniglass có khả năng chống cháy tốt, chống gỉ sét và có độ bền cao.
- Độ sáng, độ trong suốt cao góp phần giúp tủ lạnh thêm phần tinh tế và sang trọng.
- Dễ dàng vệ sinh: Uniglass có bề mặt nhẵn mịn, dễ dàng lau chùi.
Nhược điểm:
- Giá thành cao
- Dễ bị các vật sắc nhọn làm trầy xước khi sử dụng
Bảng thành phần:
Tủ lạnh vỏ nhựa
Tủ lạnh vỏ nhựa là loại tủ lạnh có vỏ ngoài được làm bằng nhựa.
Ưu điểm:
- Giá thành rẻ: So với các chất liệu như thép không gỉ thì tủ lạnh vỏ nhựa có giá thành khá rẻ
- Dễ vệ sinh: Chỉ cần dùng một chiếc khăn mềm lạu lại là được
- Có thể chịu được lực tác động nhẹ.
Nhược điểm:
- Độ bền thấp, dễ bị nứt xước hay là ố màu.
- Chỉ được trang bị trên các dòng tủ lạnh bình dân
- Không mang tính thẩm mỹ cao: nhựa có bề mặt sáng bóng, nhưng không sang trọng bằng kính cường lực hoặc thép không gỉ.
Thép không gỉ
Định nghĩa:
Thép không gỉ là hợp kim của sắt và crom, trong đó tỉ lệ crom chiếm ít nhất là 10,5%. Do đó, thép không gỉ còn có các tên gọi khác như thép chống ăn mòn, thép crom hay inox.
Ưu điểm:
- Có khả năng chống lại sự ăn mòn kim loại của môi trường và chống gỉ sét, chịu nhiệt tốt.
- Độ bền cao: có thể chịu được lực tác động mạnh và nhiệt độ cao.
- Giúp tủ lạnh tăng thêm phần sang trọng nhờ bề mặt sáng bóng mờ đẳng cấp.
Nhược điểm:
- Giá thành cao: Thép không gỉ có giá thành cao hơn so với các loại vật liệu khác.
- Trọng lượng nặng: Thép không gỉ có trọng lượng nặng hơn so với các loại vật liệu khác.
Kim loại phủ sơn tĩnh điện
Định nghĩa:
Kim loại phủ sơn tĩnh điện là kim loại được phủ một lớp sơn bột tĩnh điện.
Lớp sơn bột tĩnh điện này được tạo thành từ nhựa acrylic hoặc polyester, được tích điện dương, sau đó được phun lên bề mặt kim loại được tích điện âm. Lực hút tĩnh điện giữa các hạt sơn bột sẽ giúp chúng bám chặt vào bề mặt kim loại.
Ưu điểm:
- Có độ bóng, bề mặt nhẵn dễ dàng vệ sinh
- Nhiều màu sắc: Lớp sơn tĩnh điện có thể có nhiều màu sắc khác nhau, mang đến cho người dùng nhiều sự lựa chọn sao cho phù hợp với không gian nội thất.
- Có khả năng chịu nhiệt tốt, chống lại sự ăn mòn bởi hóa chất lẫn thời tiết.
Nhược điểm:
- Giá thành cao
- Có thể bị trầy xước nếu va đập mạnh.
- Không được sử dụng các chất tẩy rửa khi vệ sinh dễ làm hỏng lớp sơn tĩnh điện.
Tủ lạnh mặt gương
Định nghĩa:
Tủ lạnh mặt gương là dòng tủ lạnh có mặt gương mờ hoặc bóng loáng, được thiết kế bề mặt nhẵn, lấp lánh, có thể sử dụng được để soi chiếu.
Phân loại:
Hiện nay chất liệu mặt gương có 2 kiểu chính là mặt gương soi và mặt gương mờ.
- Mặt gương soi: Với thiết kế mặt gương soi, chiếc tủ lạnh “kiêm” luôn vai trò của một tấm gương lớn vì cửa tủ cũng được tráng bạc như trong quá trình sản xuất gương soi vậy. Người dùng có thể nhìn rõ mọi chi tiết, màu sắc từ mặt cửa tủ. Hay thậm chí là trang điểm khi soi vào mặt cửa tủ.
- Mặt gương mờ: Với chất liệu mặt gương mờ, tuy không được tráng bạc như thiết kế mặt gương soi, nhưng nhờ có độ bóng cao chúng ta vẫn có thể thấy được hình ảnh phản chiếu với không gian bên ngoài thông qua cửa tủ. Tủ mặt gương mờ thường không có lớp tráng thuỷ, chỉ là lớp kính cường lực ốp vào thành tủ nên độ bóng sẽ không sáng bật như mặt gương soi.
Ưu điểm:
- Chiếc tủ lạnh mặt gương sẽ đẹp long lanh, thu hút mọi ánh nhìn, tăng tính thẩm mỹ của không gian được lắp đặt.
- Cửa tủ cũng rất dễ vệ sinh lau chùi, tiết kiệm nhiều thời gian và sức lực khi dọn dẹp.
Nhược điểm:
- Giá thành cao
- Dễ bị truầy xước, nứt vỡ khi có sự va chạm