Tủ lạnh là thiết bị không thể thiếu trong mỗi gia đình. Tuy nhiên không hẳn ai cũng biết cách sử dụng tủ lạnh đúng cách.
Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn sử dụng tủ lạnh khi mới mua về cũng như đang trong quá trình sử dụng để tủ bền lâu và bảo quản thực phẩm hiệu quả nhất.
Mục lục
Đảm bảo nguồn điện ổn định
Nguồn điện là một phần quan trọng khi dùng tủ nhằm giúp tủ hoạt động hiệu quả, tránh hỏng hóc do lượng điện không ổn định. Cách tốt nhất:
- Không dùng chung ổ cắm điện với các thiết bị khác. Tủ lạnh là thiết bị tiêu thụ lượng điện nhất định và liên tục trong thời gian dài với cường độ cao.
- Nên dùng nguồn điện riêng hoặc sử dụng ổn áp LIOA. Đề phòng quá tải, gây cháy nổ, sẽ ảnh hưởng đến hệ thống điện trong nhà.
Tránh để hơi lạnh thoát ra bên ngoài
Hạn chế mở tủ khi không cần thiết
Hạn chế mở cửa tủ lạnh liên tục và mở quá lâu. Bởi vì, khi mở cửa khí lạnh sẽ thoát ra ngoài, khiến cho nhiệt độ trong tủ tăng cao. Khi đó, bộ phận làm lạnh phải tăng thời gian, hiệu suất hoạt động gây tiêu hao điện nhiều hơn. Nếu để lâu sẽ còn khiến cho tủ lạnh của bạn giảm tuổi thọ.
Kiểm tra viền đệm
Các ron cao su ở cửa sau một thời gian dài sử dụng có thể bị hỏng móc, làm tủ lạnh bị thoát khí. Các bạn có thể thử nghiệm bằng cách kẹp một tờ giấy mỏng vào khe tủ lạnh nếu bạn dễ dàng kéo tờ giấy đi dọc theo khe hở thì ron cao su nhà bạn cần được thay mới.
Đặt tủ ở nơi thông thoáng
Tránh lắp đặt tủ lạnh ở những vị trí có gió lùa hoặc ẩm ướt hay những nơi có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp, gần lò sưởi, thiết bị tản nhiệt, bếp lò hoặc lò nướng.
Nhiều người cho rằng đặt lạnh gần bếp là tiện lợi nhưng đây chính là cách sử dụng tủ lạnh mới cực kỳ sai lầm, chỉ khiến cho thiết bị trở nên “nóng nực” hơn. Bạn nên đặt tủ lạnh cách tường tối thiểu 10cm để đảm bảo lưu thông không khí làm mát dàn lạnh.
Hạn chế rút phích điện nguồn, bật/tắt tủ lạnh
Hầu hết các loại tủ lạnh đều có cơ chế tự ngắt khi đạt nhiệt độ yêu cầu của nguời sử dụng. Khi bắt đầu khởi động, hệ thống làm lạnh sẽ hoạt động đến khi nhiệt độ bên trong tủ giảm đến một mức nhiệt đã được cài đặt sử dụng.
Sau đó, khi hệ thống này ngắt, tủ sẽ giữ nhiệt độ ổn định và chạy êm hơn, không còn âm thanh đó nữa. Giai đoạn này tủ tiêu hao rất ít điện năng. Sau một thời gian, khi nhiệt độ bên trong tăng lên, chu trình này lại lặp lại để đưa không khí trong tủ về nhiệt độ thích hợp.
Như vậy, việc đóng/ngắt nguồn điện vào tủ lạnh không những không giúp tiết kiệm điện mà còn dễ khiến đồ ăn trong tủ không được đảm bảo độ tươi ngon do nhiệt độ trong tủ tăng giảm thất thường.
Xem thêm: Tủ lạnh không dùng có nên rút điện
Cài đặt nhiệt độ phù hợp
Một vài người vì muốn nhanh chóng sử dụng tủ lạnh, nên khi vừa vận hành đã cài đặt chế độ lạnh ở mức cao nhất. Đây là cách sử dụng tủ lạnh mới mua cực kỳ sai lầm.
Khi sử dụng tủ lạnh trong lần lần đầu tiên, hãy để nó ở số nhỏ nhất, cho tủ chạy trong 24 giờ và không được để thực phẩm vào. Sau đó cứ khoảng 4 giờ một lần, bạn phải mở cả 2 cửa tủ ra trong 5 phút để cho chúng bay bớt mùi nhựa bên trong đi, tránh việc ám mùi vào đồ ăn sau này, ảnh hưởng tới sức khỏe.
Xem thêm: Cách chỉnh nhiệt độ tủ lạnh đúng cánh
Bảo quản và sắp xếp thực phẩm hợp lý
Phân loại, bọc kín thực phẩm
Dù là ngăn mát hay ngăn đông thì bạn vẫn phải bọc kín thực phẩm rồi mới cho vào tủ bảo quản, nhưng thực phẩm nóng phải để nguội mới cho vào tủ lạnh.
Đậy kín những thực phẩm có mùi hôi hoặc mùi nặng trước khi để vào tủ lạnh bảo quản nhằm tránh gây mùi khó chịu trong tủ, đồng thời sử dụng tấm bọc kín thức ăn sẽ giúp bảo vệ được hàm lượng dinh dưỡng có trong thực phẩm.
Sắp xếp thực phẩm khoa học
Những thực phẩm sau khi đã cho vào hộp bạn để gọn gàng vào tủ lạnh, không nên chồng chất quá nhiều thực phẩm vào tủ vì sẽ làm nhiệt lạnh bị tắc nghẽn gây ảnh hưởng xấu đến quá trình bảo quản thực phẩm. Những đồ ăn gần hết hạn hoặc sử dụng liền nên để phía ngoài để tiện lấy, bạn sẽ không mất thời gian tìm kiếm.
Ngoài ra nên cho thực phẩm mới vào ngăn đông đá để ở phía trong, thực phẩm mua trước đó nên xếp ra ngoài để dùng trước. Nên gắn nhãn đề ngày trên thực phẩm đông đá để tránh trường hợp dùng nhằm đồ để lâu.
Xem thêm: Mẹo sắp xếp thực phẩm trong tủ lạnh gọn gàng, dễ lấy
Không bỏ thức ăn còn nóng vào
Đặt thức ăn nóng vào tủ lạnh khiến nhiệt độ bên trong tủ tăng cao, máy nén phải hoạt động nhiều hơn để cung cấp độ lạnh cho thức ăn trong tủ. Điều này khiến tủ lạnh tiêu thụ nhiều điện hơn.
Không để quá nhiều hoặc quá ít thực phẩm
Sắp xếp vừa đủ thức ăn trong tủ lạnh sẽ giúp không khí lạnh được duy trì tốt hơn. Nếu tủ lạnh quá trống, việc trao đổi khí lạnh sẽ diễn ra kém hiệu quả, làm hao phí điện năng của gia đình. Để khắc phục tình trạng này, các bạn có thể linh hoạt giảm bớt nhiệt độ để máy nén làm việc ít hơn.
Quá nhiều thực phẩm trong tủ cũng không phải là một ý kiến hay vì chúng có thể che mất các lỗ thoát khí lạnh trong tủ. Việc này sẽ làm tăng nhiệt độ của tủ lạnh, ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm.
Vệ sinh tủ lạnh định kỳ
Vệ sinh dàn ngưng
Dàn ngưng có nhiệm vụ tản nhiệt của môi chất lạnh ngưng tụ ra ngoài môi trường. Nếu dàn ngưng bị bẩn có thể khiến cho việc tản nhiệt bị kém hiệu quả. Từ đó khiến dẫn đến việc tiêu hao điện năng hơn. Vì vậy bạn cần phải tiến hành vệ sinh thường xuyên, ít nhất là 6 tháng/năm.
Xả tuyết cho ngăn đá
Ngăn đông để lâu ngày sẽ có một lớp băng tuyết dày đóng bên trong. Tình trạng này sẽ giảm hiệu suất của tủ đông, tủ lạnh lạnh. Tăng tiền điện và sẽ gây khó khăn khi cho thực phẩm vào tủ cũng như khi lấy ra.
Vì thế, bạn cần thường xuyên rã đông, xả tuyết cho ngăn đá khi tủ bị đóng tuyết, tránh để tuyết quá dày.