Dry là một chế độ cực kỳ hữu ích của điều hòa trong thời tiết ẩm ướt oi nóng hoặc nồm ẩm, hơn nữa nó còn giúp giảm điện năng tiêu thụ trong quá trình làm mát của điều hòa. Bài viết sau sẽ cho bạn hiểu biết tường tận về chế độ Dry, cũng như cách sử dụng chế độ Dry hợp lí nhất.
Mục lục
1. Chế độ Dry của điều hòa là gì?
Chế độ Dry của điều hòa chỉ thực hiện chức năng khử ẩm trong không khí, giữ nguyên nhiệt độ hiện tại của phòng chứ không có khả năng làm lạnh, tức là hạ nhiệt độ phòng.
Trên điều khiển điều hòa, chế độ Dry có biểu tượng là giọt nước, chứ không phải chế độ Cool – làm mát có biểu tượng bông tuyết mà bạn thường dùng.
2. Bạn có biết tiếng anh: dry nghĩa là gì ?
Theo tổng hợp từ 1 số từ điển tiếng anh uy tín thì: dry là 1 tính từ và có ý nghĩa lớn nhất là khô
Ngoài ra 1 số ý nghĩa tiếng anh của nó tương tự trong 1 số văn cảnh khác nhau sẽ có ý nghĩa là:
- Cạn
- Khô khan
- Khát nước
- ráo nước
- khô ráo
- Vắt khô
- Phơi
- Làm cho khô
- sấy khô
- Giếng cạn
3. Cách bật chế độ Dry trên điều hòa
Cách sử dụng chế độ DRY sau đây có thể áp dụng cho mọi thương hiệu điều hòa, từ điều hòa Panasonic, điều hòa Casper, điều hòa Daikin, điều hòa LG cho tới Midea, GREE, Funiki, mitsubishi…
Các bước mở chế độ Dry
1– Trên remote, bạn nhấn nút ON/OFF để bật điều hòa trước.
2 – Bạn nhấn nút MODE liên tục, cho đến khi màn hình xuất hiện biểu tượng hình giọt nước hoặc chữ Dry rồi dừng lại.
Khi này điều hòa sẽ hoạt động ở chế độ hút ẩm.
3 – Nếu muốn thoát chế độ Dry, hãy nhấn nút MODE để chuyển sang các chế độ khác, hoặc ấn ON/OFF để tắt hẳn điều hòa.
4. Chế độ Dry nên để bao nhiêu độ?
Một trong những vấn đề được nhiều khách hàng quan tâm đến chế độ dry của điều hoà đó chính là nên để chế độ dry bao nhiêu độ. Thực tế như chúng tôi đã chia sẻ cho các bạn ở trên thì khi kích hoạt chế độ dry thì quạt và các bộ phận bên trong máy lạnh sẽ hoạt động. Tuy vậy dàn lạnh không hề thổi ra không khí lạnh để làm giảm nhiệt độ, hoặc cũng không thổi ra không khí nóng với điều hoà 2 chiều. Mà chức năng duy nhất trong quá trình hoạt động này chỉ là hút ẩm, hút không khí ẩm trong phòng để xả ra ngoài mà thôi.
Vì vậy có thể kết luận rằng:
Chế độ Dry không có khả năng giảm nhiệt độ phòng, mà chỉ hút ẩm không khí. Vậy nên bạn không cần và cũng không thể cài nhiệt độ điều hòa khi mở chế độ này.
5. Tìm hiểu thêm về chế độ Dry
Chế độ Cool và Dry khác nhau thế nào?
Với chế độ Cool, điều hòa hoạt động bằng cách đẩy nhiệt lượng từ trong phòng ra bên ngoài, và quá trình này yêu cầu công suất tiêu thụ điều hòa là rất lớn.
Chế độ Dry thì khác, nó không trực tiếp làm giảm nhiệt độ không khí xuống, nhưng có khả năng hút bớt ẩm trong không khí. Khi độ ẩm giảm, bạn sẽ có cảm giác dễ chịu bớt oi nóng hơn là khi độ ẩm cao, so sánh với cùng mốc nhiệt độ. Ngoài ra chế độ Dry cũng cực hữu ích để giúp không gian khô thoáng trong thời tiết mưa gió nồm ẩm đặc trưng ở Việt Nam.
Tại sao Dry giúp tiết kiệm điện hơn?
Bạn biết đấy, không khí có độ ẩm cao thường gây cảm giác oi bức. Có thể thấy điều này rõ ràng nhất là khi trời sắp mưa: Độ ẩm không khí tăng cao, khiến mồ hôi thoát ra không thể bay hơi, gây cảm giác khó chịu dù thực chất nhiệt độ không hề cao.
Khi sử dụng chế độ Dry, điều hòa sẽ giữ lại hơi ẩm trong không khí, trả lại căn phòng không khí khô ráo, khiến chúng ta có cảm giác thoải mái hơn dù đặt nhiệt độ cao hơn khi đang sử dụng chế độ Cool. Ngoài ra, công suất tiêu thụ điện năng cũng thấp hơn so với Cool nhiều lần
Có một điểm đáng lưu ý là khi sử dụng Dry, lượng hơi nước không mất đi mà vẫn nằm trong bộ phận khử nước. Lượng nước này sẽ được trả lại không khí, và chu trình làm mát lại quay vòng, do đó độ ẩm liên tục được duy trì ở mức 60%.
Có lẽ cần phải lưu ý rằng không phải mọi máy điều hòa nhiệt độ đều có chức năng “làm khô”, nhưng nếu máy điều hòa nhà bạn có chế độ này, hãy lựa chọn biểu tượng hình giọt nước thay vì hình bông tuyết.
Tính năng làm khô giúp hạ thấp nhiệt độ trong phòng bằng cách làm giảm độ ẩm trong không khí và nó chủ yếu được áp dụng ở những nơi có khí hậu nhiệt đới, độ ẩm trong không khí cao gây khó chịu. Cách làm này giúp giảm nhiệt độ trong phòng nhưng không lại không cần làm nóng phía bên ngoài để đảm bảo luồng không khí mát hơn.
Do chế độ này tiêu hao ít năng lượng hơn nên máy nén cũng vận hành ở tốc độ chậm hơn, từ đó lại càng làm giảm việc tiêu thụ năng lượng. Giảm tiêu hao năng lượng cũng đồng nghĩa với việc ít tốn điện hơn, và kết quả là ít tốn tiền điện hơn. Như vậy, bạn đã có thể tiết kiệm được thêm một khoản tiền cho gia đình mình.
Khi nào thì nên sử dụng chế độ Dry?
Do môi trường phòng lạnh vốn đã dễ làm chúng ta bị khô da nên chỉ nên sử dụng chế độ Dry khi mà độ ẩm trong phòng quá cao như những ngày mưa chẳng hạn (độ ẩm thích hợp là từ 60% đến 70%). Những nơi độ ẩm thấp, tuyệt không nên dùng chế độ hút ẩm vì có thể làm khô da, gây nứt nẻ môi và tay chân. Đặc biệt là trong những ngày nắng nóng và khô hanh như những ngày vừa qua.
Một lưu ý nhỏ nữa là hãy sử dụng linh hoạt các chế độ trên máy điều hòa theo đúng chức năng trong bảng hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và vệ sinh điều hòa định kỳ thường xuyên để máy luôn hoạt động ổn định tiết kiệm điện. Một ví dụ đơn giản là khi đi ngủ, bạn nên dùng chế độ Sleep vì chế độ này vừa giúp bạn ngủ thoải mái, vừa tránh hao phí nhiều điện năng.
Sai lầm khi sử dụng chức năng Dry trong những ngày nắng nóng
Trong những ngày thời tiết nắng nóng sấp mặt như hiện nay, nhiều người đã thông báo rằng họ sử dụng chế độ Dry mà không thấy mát, lại còn bị khô da rất nhiều.
Vậy thì với cơ chế khử nước để làm mát, chế độ Dry chắc chắn sẽ không hiệu quả, hơn nữa lại khiến không khí đã khô này còn khô hơn.Có thể thấy rõ độ ẩm của Hà Nội vào thời điểm ảnh chụp chỉ đạt 47%. Con số này có thể thay đổi liên tục, nhưng về cơ bản sẽ chỉ dao động quanh khoảng này.
Lúc này, lựa chọn duy nhất cho các bạn là chuyển sang chế độ Cool. Khi sử dụng Cool, dù nhiệt độ phòng đã đạt được nhiệt độ mong muốn, quạt vẫn hoạt động liên tục. Quá trình này sẽ góp phần trao đổi hơi nước từ môi trường ngoài vào trong phòng, giúp độ ẩm phòng tăng lên, tránh được các hiện tượng như khô da, mất nước thường thấy khi sử dụng Dry.