Mục lục
1. Nhãn năng lượng là gì?
Nhãn năng lượng là nhãn dán trên thiết bị, cung cấp thông tin mức tiêu thụ năng lượng và khả năng tiết kiệm điện của thiết bị đó. Qua đó, giúp khách hàng hiểu hơn về sản phẩm và đưa ra sự lựa chọn phù hợp với nhu cầu của bản thân.
Theo thông tư 36/2016/BTC, việc dán nhãn năng lượng là việc do doanh nghiệp tự thực hiện và tự chịu trách nhiệm với mọi thông tin mình khai báo. Doanh nghiệp sau khi có Kết quả thử nghiệm Hiệu suất năng lượng (HSNL) đạt sẽ làm hồ sơ công bố dán nhãn năng lượng và tự in nhãn năng lượng dán lên sản phẩm.
Tại VN, có hai loại nhãn là nhãn xác nhận (hình ngôi sao) và nhãn so sánh (hình chữ nhật).
2. Phân loại nhãn năng lượng
2.1. Nhãn năng lượng xác nhận
Nhãn năng lượng xác nhận có biểu tượng Tiết kiệm năng lượng hay ngôi sao năng lượng Việt được sử dụng trên các sản phẩm điện có mức hiệu suất năng lượng bằng hoặc cao hơn mức hiệu suất năng lượng cao do Bộ Công Thương ban hành trong từng giai đoạn.
Thể hiện sản phẩm điện có mức hiệu suất năng lượng bằng hoặc cao hơn mức hiệu suất năng lượng cao do Bộ Công Thương ban hành.
2.2. Nhãn năng lượng so sánh
Khác với nhãn năng lượng xác nhận, nhãn năng lượng so sánh là loại nhãn được dán trên các thiết bị và phương tiện lưu thông trên thị trường Việt Nam có mức hiệu suất năng lượng khác nhau. 1 sao đến 5 sao là các mức hiệu suất năng lượng ứng với các thiết bị này.
Đặc biệt, nếu như bạn thấy một thiết bị được dán nhãn 5 sao tức là thiết bị đó có mức tiêu thụ năng lượng cực kì tối thiểu, cực kì tiết kiệm điện. Và ngược lại, nếu như thiết bị càng ít sao thì càng tốn điện. Mức hiệu suất năng lượng khác nhau ứng với năm cấp hiệu suất năng lượng tương ứng với số sao in trên nhãn, từ 1 sao đến 5 sao, nhãn năm sao là nhãn có hiệu suất tốt nhất.
Ý nghĩa các thông tin trên nhãn năng lượng so sánh:
- Mã công bố : Là mã do Bộ Công Thương cấp nhằm phục vụ công tác quản lý, được Bộ Công Thương quy định cụ thể trong Giấy chứng nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng.
- Tên/mã sản phẩm: Là tên hoặc mã sản phẩm doanh nghiệp đăng ký dán nhãn và được Bộ Công Thương cấp trong Giấy chứng nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng.
- Nhà sản xuất: Là tên của tổ chức/doanh nghiệp sản xuất sản phẩm đăng ký dán nhãn năng lượng.
- Nhà nhập khẩu: Là tên của tổ chức/doanh nghiệp nhập khẩu sản phẩm đăng ký dán nhãn năng lượng (chỉ áp dụng đối với nhà nhập khẩu).
- Phần thể hiện chỉ số đánh giá mức tiết kiệm năng lượng (Cấp hiệu suất năng lượng): Lượng năng lượng tiêu thụ trong một giờ vận hành của các sản phẩm cùng chủng loại nhưng do các nhà sản xuất khác nhau chế tạo được chia thành 5 khoảng tương ứng với số sao trên nhãn (từ 1 sao đến 5 sao). Mức tiết kiệm năng lượng (cấp hiệu suất năng lượng) do Bộ Công Thương xác định qua việc đánh giá kết quả thử nghiệm chỉ tiêu hiệu suất năng lượng của sản phẩm và được thể hiện trong Giấy chứng nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng.
- Mức tiêu thụ năng lượng của sản phẩm: trị số tiêu thụ năng lượng được tính bằng kWh/năm.
- Các thông tin khác: được quy định chi tiết trong Quyết định cấp Giấy chứng nhận phù hợp với từng loại sản phẩm cụ thể.
3. Lợi ích của việc dán nhãn năng lượng
Thông thường những khách hàng có nhu cầu đối với sản phẩm chất lượng, hiệu suất năng lượng cao, tốn ít điện năng sẽ quan tâm đến thông tin nhãn năng lượng trên sản phẩm được lựa chọn. Do đó cần dán nhãn để thể hiện chất lượng của sản phẩm đối với người dùng và hỗ trợ người dùng nhận biết các sản phẩm phù hợp với nhu cầu bản thân. Bên cạnh đó, việc dán nhãn còn có nhứng ý nghĩa như sau:
- Doanh nghiệp thể hiện trách nhiệm của mình trong việc cải tiến sản phẩm trở nên tiết kiệm năng lượng, có lợi cho người tiêu dùng, môi trường, cộng đồng qua việc dán nhãn;
- Có nhãn năng lượng là điều kiện pháp lý cần có để sản phẩm được thông quan và lưu thông hợp pháp tại Việt Nam;
- Hỗ trợ công tác quản lý chất lượng hàng hóa và ngăn chặn sản phẩm kém chất lượng, hàng lậu tại thị trường Việt Nam.
4. Danh mục hàng hoá cần dán nhãn năng lượng
Danh mục các mặt hàng phải dán nhãn năng lượng được quy định trong Quyết định 04/2017/QĐ-Ttg. Sau đây là thông tin một số sản phẩm cần dán nhãn cụ thể:
Đồ điện gia dụng
Loại hàng | Tiêu chuẩn | Loại nhãn được phép dán |
Đèn huỳnh quang ống thẳng | TCVN 8249:2013 | Nhãn xác nhận |
Đèn huỳnh quang compact | TCVN 7896:2015 | Nhãn xác nhận |
Chấn lưu điện từ và điện tử cho đèn huỳnh quang | TCVN 8248:2013 | Nhãn xác nhận |
TCVN 7897:2013 | Nhãn xác nhận | |
Đèn LED | TCVN 11844:2017 | Nhãn xác nhận |
Điều hòa nhiệt độ | TCVN 7830:2015 | Nhãn so sánh |
Tủ lạnh | TCVN 7828:2016 | Nhãn so sánh |
Tủ đông | TCVN 10289:2014 | Nhãn xác nhận |
Máy giặt | TCVN 8526:2013 | Nhãn so sánh |
Nồi cơm điện | TCVN 8252:2015 | Nhãn so sánh |
Quạt điện | TCVN 7826:2015 | Nhãn so sánh |
Tivi | TCVN 9537:2012 | Nhãn so sánh |
Bình nóng lạnh | TCVN 7898:2018 | Nhãn so sánh |
Thiết bị văn phòng và thương mại
Loại hàng | Tiêu chuẩn | Loại nhãn được phép dán |
Máy photocopy | TCVN 9510:2012 | Nhãn xác nhận |
Màn hình máy tính (không bắt buộc dán) | TCVN 9508:2012 | Nhãn xác nhận |
Máy in | TCVN 9509:2012 | Nhãn xác nhận |
Máy tính xách tay | TCVN 11848:2017 | Nhãn xác nhận |
Thiết bị công nghiệp
Loại hàng | Tiêu chuẩn | Loại nhãn được phép dán |
Máy biến áp phân phối ba pha | TCVN 8525:2010 | Nhãn xác nhận |
Động cơ điện | TCVN 7450-1 :2013 | Nhãn xác nhận |
Phương tiện giao thông vận tải
- Xe ô tô con loại dưới 7 chỗ: Dán nhãn năng lượng bắt buộc
- Xe ô tô con loại trên 7 chỗ đến 9 chỗ: Dán nhãn năng lượng tự nguyện đến ngày 31/12/2018. Dán nhãn năng lượng bắt buộc từ ngày 01/01/2019.
- Xe mô tô và xe gắn máy: Dán nhãn năng lượng tự nguyện đến ngày 31/12/2019. Dán nhãn năng lượng bắt buộc từ ngày 01/01/2020
Điện máy Siêu rẻ là tổng kho bán lẻ điều hòa giá rẻ lớn nhất 2 miền Bắc-Nam. Với lợi thế của mô hình kinh doanh online tiết giảm được rất nhiều chi phí, chúng tôi có thể đưa sản phẩm từ nhiều thương hiệu nổi tiếng tới tay quý khách hàng với mức giá chỉ bằng 70-80% giá siêu thị. Nhưng vẫn kèm theo chế độ hậu mãi vô cùng chu đáo.
Vậy nếu có nhu cầu, xin hãy gọi ngay tới hotline của chúng tôi để được tư vấn và giao hàng ngay lập tức.