Hậu quả của việc bắt máy sấy quần áo làm việc quá tải

bắt máy sấy làm việc quá tải

Với tình hình kinh tế đang đà khó khăn, hầu hết chúng ta đang tìm cách tiết kiệm chi tiêu để ứng phó lại. Tuy nhiên, một số sáng kiến thực sự là lợi bất cập hại, điển hình là bắt máy sấy quần áo làm việc quá tải.

Chúng tôi xác nhận rằng tăng gấp đôi lượng quần áo sấy cho mỗi mẻ sẽ giúp tiết kiệm thời gian rất hiệu quả. Tuy nhiên, làm việc này thường xuyên sẽ gây ra rất nhiều vấn đề sau đây.

Làm căng dây curoa, pulley và vòng bi trục quay

Quá tải là một trong những lý do phổ biến nhất khiến máy sấy bị hỏng. Khi pulley động cơ cố gắng quay liên tục, ma sát có thể gây cháy dây curoa, và bản thân pulley cũng có thể bị hỏng. Hậu quả không đến ngay lập tức mà có thể đến bất thình lình.

Khi sự cố xảy ra, lồng máy sấy không thể quay, báo hiệu sự cố. Vấn không chỉ là chi phí thay thế – những bộ phận này có giá cả dễ chịu – mà còn là thời gian chờ đợi và chi phí sửa chữa. 

Dây đai máy sấy có thể bị hỏng theo thời gian trong quá trình sử dụng thông thường và pulley cũng vậy, nhưng nếu điều này xảy ra vài tháng một lần, thì thường đó là hậu quả của việc bắt mấy sấy hoạt động quá tải thường xuyên.

Động cơ quá nóng

Đây là một hậu quả khác khi động cơ phải làm việc vất vả hơn so với công suất mà nó được nhà sản xuất thiết kế. Một động cơ cũng có thể bị cháy khi sử dụng bình thường, nhưng việc bắt nó chạy quá tải thường xuyên có thể rút ngắn tuổi thọ.

Động cơ rất đắt tiền và tốn nhiều thời gian để thay thế. Vậy nên khoản chi phí này chắc chắn lớn hơn nhiều khoản tiền điện tiết kiệm được.

Quần áo khô không đều

Thiếu không gian để hơi nóng tiếp cận đồ ướt, khiến máy sấy quần áo không khô đều đặn. Có nghĩa là sẽ mất nhiều thời gian hơn để làm khô đống đồ cồng kềnh và nặng nề này, dẫn đến sử dụng nhiều điện năng hơn.

Vì vậy, khi bạn tin rằng bạn đang tiết kiệm điện bằng cách cho máy làm việc quá tải, thì thực ra bạn đang khiến máy sấy làm việc kém hiệu quả hơn và sử dụng nhiều điện.

Gây ra nhiều nếp nhăn trên quần áo

Bên cạnh việc đợi sấy đồ lâu hơn, bạn sẽ mất thêm cả thời gian là ủi nhiều vết nhăn xuất hiện. Ngay cả khi máy sấy của bạn có tính năng khử nhăn, quần áo không được đảo liên tục sẽ vẫn bị nhăn nhiều. Và thời gian sấy càng lâu thì càng có nhiều nếp nhăn. 

Vì vậy, bắt máy sấy chạy quá tải thực sự là phản tác dụng.

Nhiều xơ vải hơn sẽ gây tắc bộ lọc

Loại bỏ xơ vải trong bộ lọc máy sấy là một việc mà chúng ta thường hay làm cẩu thả, và nó có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Khi xơ vải (cần được làm sạch sau mỗi chu trình) tiếp tục tích tụ, luồng không khí lưu thông sẽ bị giảm hoặc thậm chí bị tắc. Kết quả là một máy sấy làm việc kém hiệu quả và sử dụng nhiều điện hơn.

Thêm vào đó, nó có thể tạo ra nguy cơ hỏa hoạn. Cả bộ lọc của máy sấy và lỗ thông hơi của máy sấy thông hơi đều cần được giữ thông thoáng.

Tham khảoCách làm sạch bộ lọc xơ vải máy sấy quần áo

Tổng kết

  • Ngoại trừ chăn bông nhẹ, hãy giữ cho khối lượng đồ sấy không quá 2/3 khối lượng sấy định mức của máy. 1/2 thì càng tốt.
  • Chỉ sử dụng thời gian cần thiết để sấy khô. Tránh cài các chương trình sấy dài hơn mức cần thiết.
  • Làm sạch bộ lọc của máy sấy sau mỗi lần tải.
  • Kiểm tra và làm sạch lỗ thông hơi ngoài trời (máy sấy) khỏi xơ vải thường xuyên.​
  • Nếu đồ giặt của bạn quá ướt và nặng, hãy vắt kĩ lại trước khi bỏ vào máy sấy.

Nếu bạn muốn biết cách sử dụng máy sấy quần áo cho đúng kỹ thuật để máy hoạt động an toàn và hiệu quả, hoặc bạn còn muốn học cách sử dụng máy sấy quần áo của các hãng khác nữa. Hãy tham khảo cẩm nang dùng máy sấy sau đây của chúng tôi: Cách dùng máy sấy quần áo.

Điện máy

Ms. Hương: 0982.069.704

Mr. Tuấn: 0965.790.100

Chat messenger
Chat Zalo