Inox là gì? Đây là một dạng vật liệu rất phổ biến trong cả công nghiệp và dân dụng hiện nay. Nó xuất hiện thường ngày xung quanh chúng ta, xong chắc hẳn vẫn còn nhiều bạn chưa thực sự hiểu hết được về loại vật liệu này. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về các đặc tính, các chủng loại và ứng dụng của inox trong đời sống hàng ngày và sản xuất như thế nào.
Mục lục
Khái niệm inox là gì?
Vật liệu inox có tên tiếng Anh là “Stainless steel” và nhiều ký hiệu khác nhau như: SS304 – Trong đó “SS là viết tắt của Stainless Steel” hoặc SUS304 – Đối với tiêu chuẩn công nghiệp nhật bản JIS.
Trong ngành công nghiệp luyện kim, thuật ngữ thép không gỉ (inox) được dùng để chỉ một dạng hợp kim sắt chứa tối thiểu 10,5% crôm. Hợp kim này được gọi là ” Thép không gỉ “, nhưng thật chất đó chỉ là hợp kim của sắt không bị biến màu hoặc bị ăn mòn dễ dàng như là các loại thép thông thường khác. Nên hợp kim này cũng có thể gọi là ” Thép chống ăn mòn “, loại vật liệu được sử dụng nhiều trong nhiều ngành công nghiệp trong đó có ống và phụ kiện ống inox.
Các đặc tính cơ bản của inox
Inox là loại vật liệu có tính ứng dụng rất cao bởi vật liệu này có nhiều đặc tính cơ bản, mà có thể đáp ứng được đa dạng các yêu cầu làm việc, các tiêu chuẩn sản xuất hiện nay. Một số các đặc tính cơ bản của inox là:
Chịu được nhiệt độ cao
không có sự ăn mòn thép không gỉ của oxy trong không khí ở nhiệt độ cao.
Tính cứng – Tính bền – Tính dẻo
- Chịu được lực tác động lớn từ bên ngoài
- Độ dẻo dai ở nhiệt độ thấp tốt hơn, tức là có khả năng thay đổi hình dáng, kích thước ở nhiệt độ bình thường
Khả năng chống ăn mòn & Không nhiễm từ
- Phản ứng từ kém, hoặc là không nhiễm từ đối với một số loại thép inox
- Khả năng chống ăn mòn, đặc biệt khả năng này càng tăng lên khi tăng hàm lượng Crom
Tính công nghệ cao
- Tính hàn cao, với khả năng tạo thành sự liên kết giữa các phần tử khi nung nóng chỗ hàn đến trạng thái chảy
- Tính đúc đốt, với độ chảy loãng và khả năng điền đầy cao
- Tính cắt gọt tuyệt vời, với khả năng gia công dễ, khi không cần tốc độ cắt gọt quá cao, và lực cắt gọt inox trung bình, đặc biệt có độ bóng bề mặt sau khi cắt gọt.
Chống bám dính bề mặt
- Rất phù hợp với các môi trường như trong không gian bếp, nơi có nhiều dầu mỡ bám
- Vật liệu inox có khả năng chống bám bụi với hầu hết các chất liệu, vì vậy rất dễ lau chùi và làm sạch
Chính nhờ các đặc tính ưu việt này, nên inox được sử dụng nhiều trong sản xuất một số các sản phẩm dùng cho công nghiệp đó là ống inox, phụ kiện ống inox hay phụ kiện ống inox vi sinh.
Các loại mác inox hiện nay
Hiện có 4 nhóm inox chính đó là Austenitic, Ferritic, Austenitic-Ferritic (Duplex) và Martensitic. Tuỳ từng nhóm inox khác nhau, mà chúng ta sẽ có các mác inox khác nhau.
Thép không gỉ Austenitic
Đây là dòng thép không gỉ thông dụng nhất, các mác thép SUS 301, 304, 304L, 316, 316L, 321, 310s… thuộc dòng thép này. Loại inox này có chứa tối thiểu 7% niken, 16% crôm, carbon (C) 0.08% max.
Thép không gỉ Ferritic
Đây là loại inox có hàm lượng cacbon thấp với các tính chất cơ học gần giống với thép mềm. Một số loại inox mà chúng ta thường gặp thuộc nhóm này là: SUS 410, 409,430,.. Lượng Crom trong nhóm này thường dao động từ 12-17%. Được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực từ xây dựng, kiến trúc cho đến đồ gia dụng,..
Thép không gỉ Austenitic-Ferritic (Duplex)
Đây là nhóm inox Duplex, với việc pha trộn tính chất giữa cả 2 dòng inox Austenitic and Ferritic. Đây cũng được coi là một giải pháp thay thế lý tưởng và tiết kiệm chi phí cho người dùng.
Những inox phổ biến thuộc nhóm này là: SAF 2304, 253MA, 2205, LDX 2101,.. Chúng có độ mềm, dẻo cao, sức bền lớn và được ứng dụng rộng rãi trong các ngành chế tạo tàu biển, công nghiệp hoá dầu,..
Thép không gỉ Martensitic
Đây là nhóm inox có độ bền và độ cứng khá lớn, chứa từ 11-13% Crom nên thường được ứng dụng trong chế tạo lưỡi dao hay cánh tuabin,..
Chủng loại inox thường gặp
Inox 201
Giá thành của thép không gỉ phụ thuộc nhiều vào giá thành của Crom và Ni. Chính vì vậy Inox 201 thực chất là một loại inox được sản xuất nhằm để giải quyết tình trạng tăng giá của Niken – Nguyên tố chính cấu thành và quyết định những tính chất đặc thù của thép không gỉ.
Sự khác biệt lớn trong các thành phần của thép không gỉ 201, đó là thành phần Niken giảm, có thêm Nito và nguyên liệu chủ yếu là Sắt chiếm tới 72%
Inox 316
Inox 316 (hay còn gọi là thép không gỉ 316), điểm nổi bật của dòng thép này đó là khả năng chống rỗ bề mặt và khả năng chống oxy hóa các kẽ hở trong môi trường Chloride ở nhiệt độ thường. Ngoài loại 316 tiêu chuẩn, còn có inox 316L – (L là chữ viết tắt của Low) là loại chứa hàm lượng carbon thấp.
Mặc dù Inox 316 được xếp hạng cao hơn inox 304, tuy nhiên SUS 304 mới chính là loại thép không gỉ được sử dụng phổ biến nhất, bởi chúng có giá thành hợp lý, phù hợp và ứng dụng được trong rất nhiều lĩnh vực và hệ thống ống khác nhau. Inox 304 còn được ký hiệu bởi các ký hiệu khác là CF8 hoặc CF8M.
Inox 304
Inox 304 là thép không gỉ austenit được sử dụng rộng rãi nhất, là một phiên bản của hợp kim thép 304 có tỷ lệ carbon cực thấp, vật liệu này còn có tên gọi khác là thép không gỉ “18-8” vì thành phần của nó bao gồm 18% crom và 8% niken. Loại thép không gỉ 304 có đặc tính tạo hình và hàn tốt, cũng như khả năng chống ăn mòn và độ bền cao.
Thép không gỉ 304L là một loại thép carbon cực thấp của hợp inox 304. Không chỉ vậy, hàm lượng carbon trong 304L thấp giúp cho giảm thiểu lượng mưa cacbua có hại do kết quả của quá trình hàn. Vật liệu này đặc biệt phù hợp, khi cần kết nối ống hoặc phụ kiện bằng phương pháp hàn, trong môi trường ăn mòn nghiêm trọng như nước biển.
Inox 430
Inox 430 là loại thép không gỉ thuộc nhóm Ferit, có thành phần chính gồm Crom và Sắt. Loại thép không gỉ này được biết đến với công dụng chống ăn mòn, định hình tốt, kết hợp cùng với những tính chất cơ học thực tế. Vật liệu này có thể dùng cho các ứng dụng hóa học nhất định nhờ khả năng chống chịu axit nitric.
Ngoài inox 430, cũng thuộc nhóm Ferit còn có các loại mác thép khác như Inox 430F hay 434.
Inox có ứng dụng đa dạng
Loại vật liệu thép không gỉ này được sử dụng rất rộng rãi trong công nghiệp và các lĩnh vực dân dụng. Dưới đây là một số các ứng dụng thường gặp nhất của vật liệu inox đó là:
♣ Ống và phụ kiện inox, cũng như các loại van inox…
♣ Làm chân ren của các thiết bị đo như chân đồng hồ đo áp suất, hay đồng hồ đo nhiệt độ
♣ Ứng dụng trong y tế: Khay đựng thuốc, ống tiêm, khay đựng thức ăn cho bệnh nhân,… các dụng cụ thiết bị khác
♣ Trong chế tạo các dụng cụ đồ bếp: Dao, kéo, nĩa ăn trái cây, giá đựng bát đũa…
♣ Trong trang trí nội thất: Lan can lô gia, tay vịn cầu thang, tay nắm cửa ra phòng…