Lâu ngày không vệ sinh tủ lạnh Electrolux không chỉ xuất hiện các mùi hôi ám lâu ngày của thức ăn mà còn ảnh hưởng đến tuổi thọ và quá trình hoạt động của tủ. Vậy vệ sinh như thế nào cho đúng cách và đảm bảo được an toàn.
Chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách vệ sinh tủ lạnh Electrolux đơn giản tại nhà theo các bước dưới đây.
- Bước 1: Tháo và vệ sinh các khay kệ
- Bước 2: Loại bỏ vết bẩn đã tích tụ lâu bên trong tủ lạnh
- Bước 3: Vệ sinh chai lọ trước khi đặt vào lại tủ lạnh
- Bước 4: Làm sạch khay thoát nước
- Bước 5: Vệ sinh quạt gió
- Bước 6: Vệ sinh gioăng cửa
- Bước 7: Vệ sinh bên ngoài tủ
1. Chuẩn bị dụng cụ
- Bình xịt để đựng dung dịch làm sạch. Bạn có thể dùng giấm, baking soda (tỉ lệ 1:1) và nước ấm hoặc nước rửa chén hay xà phòng.
- Miếng bọt biển rửa chén hoặc khăn lau chùi.
- Một chiếc khăn lớn đặt dưới đáy tủ lạnh để thấm nước chảy ra nếu có. Để đạt được hiệu quả thấm hút tốt nhất, bạn nên dùng khăn làm từ sợi microfiber.
- Thùng rác và đặt ở gần tủ lạnh để tiện vứt bỏ thực phẩm đã hết hạn.
2. Cách vệ sinh tủ lạnh Electrolux
2.1. Tháo và vệ sinh khay kệ của ngăn đá và ngăn mát
Khi nhiệt độ bên trong tủ lạnh đã trở về mức nhiệt độ phòng, hãy tháo hết các ngăn kệ và ngăn kéo ra ngoài và ngâm vào bồn rửa. Nếu bồn rửa của bạn không thể chứa hết hoặc không vừa các kệ này, hãy xịt nước rửa chén và nước nóng lên chúng thay vì ngâm vào bồn nhé.
Hoặc sử dụng vải mềm, nước ấm, xà phòng không mùi. Tiến hành lau một cách cẩn thận, kỹ càng từng bộ phận, sau đó lau khô lại một lần nữa.
2.2. Vệ sinh bên trong tủ
Đầu tiên, bạn xịt lên khắp bề mặt bên trong tủ lạnh bằng một trong những dung dịch mà bạn đã chuẩn bị trên. Tập trung xịt nhiều vào những vùng bị bám bẩn nhé. Nếu làm sạch kỹ những vết bẩn, tủ lạnh nhà bạn không chỉ làm sạch vi khuẩn, mà còn khử mùi hôi cho tủ lạnh hiệu quả.
Sau khi xịt xong, hãy để yên dung dịch giấm bên trong tủ lạnh một lúc cho ngấm. Tiếp theo, vệ sinh kỹ lưỡng các bề mặt bên trong tủ lạnh bằng khăn ẩm. Nhớ xả sạch khăn và vắt ráo nước thường xuyên nhé.
2.3. Vệ sinh chai lọ trước khi đặt vào lại vào tủ
Không nên đặt các chai lọ bị bẩn vào lại tủ lạnh, nếu không thì công sức vệ sinh tủ lạnh Electrolux của bạn sẽ trở nên vô nghĩa đó.
Nếu bạn đã vệ sinh đáy chai lọ từ trước rồi thì công việc gần như đã xong. Tuy nhiên, thỉnh thoảng chất bẩn cũng tích tụ quanh các mép của nắp chai lọ, nên bạn cần mở nắp ra để rửa sạch trước khi cất lại vào tủ lạnh.
2.4. Vệ sinh bình đựng nước (nếu có)
Dùng xà phòng trung tính và một mảnh vải mềm để làm sạch bình đựng nước, đựng đá, nên rửa sạch lại bằng nước ấm và lau khô trước khi lắp đặt lại vào bên trong tủ lạnh.
Lưu ý: Khi lắp lại bình đựng nước vào cánh cửa (nếu bình đặt ở cánh cửa) cần đảm bảo bình đã được gắn chặt vào khóa chốt, tránh làm đổ nước ra ngoài khi mở cửa tủ.
2.5. Tháo và vệ sinh quạt gió
Quạt gió lâu ngày không được vệ sinh có thể làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của tủ
1. Tháo nắp đậy phía bên trong ngăn đông của tủ lạnh, phía sau nắp đặt bạn có thể nhìn thấy được quạt gió tủ lạnh.
2. Nếu tủ lạnh có thêm một lớp bảo vệ quạt gió tủ lạnh, thì lúc này bạn cần tháo lớp vỏ này ra trước. Có thể chúng được cố định bằng ốc vít hoặc các khớp nối ( hãy dùng tay nâng lên để tháo chúng ta ).
3. Rút phích cắm của quạt gió được nối vào dây nguồn của tủ lạnh, sau đó dùng tuvit tháo rời các con ốc cố định quạt gió tủ lạnh với thành tủ lạnh. Lúc này bạn đã có thể loại bỏ được chiếc quạt gió hư hỏng ra khỏi tủ lạnh.
2.6. Vệ sinh gioăng cửa
Luôn giữa gioăng cửa tủ lạnh sạch sẽ, bởi thức ăn hay đồ uống vô tình bám vào khiến gioăng cửa bị dính chặt, gây rách gioăng nếu cố gắng mở cửa.
1. Chuẩn bị dung dịch vệ sinh cho gioăng cửa. Bạn nên pha khoảng 1 lít nước ấm với 1 thìa Banking soda. Hoặc bạn có thể sử dụng xà phòng nhẹ với dung dịch nước.
2. Nhẹ nhàng lau gioăng cao su tủ lạnh. Sử dụng một miếng vải sạch và mềm hoặc bàn chải đánh răng có đầu mềm, sau đó nhúng vào dung dịch bạn đã chuẩn bị rồi tiến hành nhẹ nhàng lau sạch miếng đệm. Thao tác này sẽ giúp loại bỏ đi cặn bẩn cùng nấm mốc và giúp khử mùi hôi, các miếng đệm được giữ kín hơn, điều đó đồng nghĩa với việc tủ lạnh sẽ làm mát hiệu quả hơn.
2.7. Vệ sinh bên ngoài tủ
Sau khi đã sắp xếp mọi thứ yên vị bên trong chiếc tủ lạnh sạch bóng, hãy xịt dung dịch bạn đang sử dụng lên khắp bề mặt bên ngoài tủ lạnh. Tiếp theo dùng khăn sạch và mềm để lau sạch cánh tủ, tay nắm cửa, các mép, và tấm đệm cao su ở cửa.
3. Lưu ý khi vệ sinh
Trước khi thực hiện cách vệ sinh tủ lạnh Electrolux bạn luôn cần lưu ý một số những điều như sau để không ảnh hưởng đến chất lượng của tủ lạnh và bảo vệ sự an toàn cho bản thân:
- Ngắt nguồn tủ lạnh Electrolux bằng cách rút phích cắm ra khỏi ổ điện và để một lúc trước khi bắt đầu thực hiện vệ sinh để tránh tình trạng bị giật điện.
- Khi vệ sinh cửa tủ hay phần bên ngoài của tủ lạnh màu trắng và bạc thì bạn nên sử dụng vải mềm cùng nước xà phòng ấm để vệ sinh.
- Khi vệ sinh gioăng cửa tủ lạnh bạn tránh sử dụng các chất tẩy rửa mạnh, chứa aerosol, chất đánh bóng kim loại hoặc có tính bào mòn cao cũng như các miếng kim loại.
- Với các dòng tủ lạnh có bề mặt được làm từ thép không gỉ đa phần đều được tráng bằng một lớp bảo vệ nên có thể dễ dàng làm sạch. Để giữ tủ luôn trong tình trạng sạch sẽ bạn chỉ cần dùng vải mềm, sạch để lau tủ.
- Tuyệt đối không sử dụng các dung dịch vệ sinh hay miếng cọ rửa bằng sắt có tính bào mòn cao hoặc các dụng cụ vệ sinh dễ gây xước bề mặt tủ lạnh.
- Cuối cùng tiến hành lắp các bộ phận đã tháo rời đã vệ sinh. Nên cắm phích cắm vào ổ điện, bật nguồn trước khi sắp xếp thực phẩm vào bên trong tủ.