Hướng dẫn sử dụng máy sấy Aqua thông hơi [2023]

Cách sử dụng máy sấy AQUA thông hơi

Nếu bạn chưa biết cách dùng máy sấy Aqua thông hơi đúng cách và an toàn, hãy đọc hết bài viết sau của chúng tôi để nắm rõ.

1. Ý nghĩa ký hiệu trên bảng điều khiển máy sấy Aqua thông hơi

bảng điều khiển máy sấy thông hơi aqua (không đặt ngược)

bảng điều khiển máy sấy thông hơi aqua đặt ngược

A – Nhấn nút Nguồn để mở máy. Nhấn lần nữa để tắt máy.

B – Nhấn nút Khóa trẻ em để vô hiệu các nút nhấn khác. Việc này sẽ tránh các thay đổi không mong muốn lên chương trình sấy đang hoạt động. Đồng thời bảo vệ an toàn cho trẻ.

C – Có 2 thiết lập sấy, chế độ Cảm biến sấy (Sensor Dry) và chế độ Thời gian sấy (Time Dry). Chương trình sấy mặc định khi vừa nhấn nút Nguồn mở máy là Cảm biến sấy - Tiêu chuẩn.

D – Nhấn nút Nhiệt độ để chọn nhiệt độ sấy phù hợp. Với từng tùy chọn sẽ có đèn báo sáng tương ứng.

E – Tùy chọn Cảnh báoChống nhăn là mặc định cho tất cả chương trình. Máy sẽ phát âm thanh báo hiệu ngay khi kết thúc chu trình sấy. Nếu có chọn tùy chọn Chống nhăn, lồng sấy sẽ quay thêm 1 tiếng nữa bằng luồng khí mát, tiến trình này sẽ giảm thiểu sự hình thành nếp nhăn trên đồ sấy.

F – Tùy chọn Hẹn giờ cho phép trì hoãn thời gian bắt đầu một chu trình sấy. Nếu chọn chức năng này, đèn báo Hẹn giờ sẽ sáng.

G – Màn hình hiển thị thời gian còn lại của chu trình sấy hoặc thời gian hẹn giờ còn lại.

H – Đèn báo cho biết máy sấy hiện đang ở tiến trình nào của chu trình sấy.

I – Nhấn nút “Khởi động/Tạm dừng” để vận hành hoặc dừng tạm thời chu trình sáy.

2. Cách sử dụng bảng điều khiển máy sấy thông hơi Aqua

2.1. Cảm biến sấy – Sensor Dry

Có 3 cấp sấy khô: Sấy ẩm (là), Tiêu chuẩn và Tăng cường.

Hãy chọn cấp sấy khô phù hợp với loại tải và mức độ khô mà bạn muốn tải đạt được sau sấy. Nhiệt độ mặc định cho chế độ Cảm biến sấyCao. Bạn có thể chọn nhiệt độ phù hợp nhất cho từng tải cụ thể để đảm bảo đạt được kết quả sấy tối ưu:

  • Cao – Khối lượng sấy tối đa là 7kg. Dùng để làm khô nhanh quần áo hằng ngày như: cotton, áo thun, khăn trải giường, quần dài.
  • Trung bình – Khối lượng sấy tối đa là 4kg. Chu trình sấy nhiệt trung bình cho quần áo làm từ sợi tinh xảo, như vải tổng hợp.
  • Thấp – Khối lượng sấy tối đa là 4kg. Chu trình sấy nhiệt thấp để chăm sóc đặc biệt cho các loại vải nhạy cảm với nhiệt, như vải tổng hợp, len, lụa.

Lưu ý: Với model Casper AQH-V700F, chế độ Cảm biến sấy Tiêu chuẩn với tùy chọn nhiệt độ Cao được khuyến nghị sử dụng để sấy quần áo hằng ngày.

2.2. Thời gian sấy – Time Dry

Dùng hẹn trước thời gian sấy quần áo cụ thể. Bạn có thể chọn thời gian sấy là 30, 60, 90, 120, 150 hoặc 180 phút.

2.3. Chương trình sấy tùy biến

Với các chương trình, tùy chọn sấy mà bạn dùng thường xuyên, có thể cài cho máy sấy Aqua thông hơi ghi nhớ tất cả để không mất công cài đặt lại nữa.

Ví dụ: trong sấy Tiêu chuẩn, có thể cài cho máy chỉ sấy ở nhiệt độ Thấp.

2.3.1. Cài đặt tùy biến

Bước 1 – Nhấn nút “Nguồn” để mở máy.

Bước 2 – Xoay núm chương trình để chọn chương trình sấy mà bạn muốn tùy biến.

Bước 3 – Giữ nút “Nhiệt độ” hoặc “Tùy chọn” trong 3 giây. Lúc này, đèn báo nhấp nhảy và màn hình sẽ hiển thị “ 5 E t” cho biết máy đang sẵn sàng để thiết lập.

Bước 4 – Nhấn nút “Nhiệt độ” và “Tùy chọn” để cài đặt nhiệt độ và tùy chọn của bạn.

Bước 5 – Nhấn giữ nút “Khóa trẻ em” trong 3 giây để lưu cài đặt. Máy sẽ phát tiếng bíp và màn hình hiển thị về thời gian sấy.

Lưu ý: Các thiết lập Nhiệt độTùy chọn sẽ được máy ghi nhớ ở các lần sấy sau, bạn đỡ mất công thiết lập lại. Đồng thời, bạn cũng có thể thiết lập nhiều chương trình sấy tùy biến để thuận tiện cho việc sử dụng về sau.

2.3.2. Khôi phục cài đặt gốc

Để khôi phục về các thiết lập mặc định của máy như khi vừa mới xuất xưởng, hãy chọn chương trình sấy 30 phút, nhấn giữ các nút Khóa trẻ emHẹn giờ trong 3 giây.

Máy sẽ phát ra tiếng bíp và bảng điều khiển sẽ hiển thị chương trình mặc định là Tiêu chuẩn (như khi vừa nhấn nút Nguồn mở máy).

3. Các bước sấy quần áo với máy sấy Aqua thông hơi

Cảnh báo!

  • Kiểm tra làm sạch bộ lọc xơ vải trước mỗi lần sấy. Đảm bảo lắp nó vào đúng vị trí trên máy trước khi sấy.
  • Đèn báo Vệ sinh lọc sẽ nhấp nháy lúc vừa bắt đầu mỗi chu trình sấy, đây như là một cách thông báo đến người dùng hãy kiểm tra bộ lọc xơ trước khi bắt đầu sấy.
  • Phân loại và bỏ tải vào trong lồng sấy, chú ý không đề đồ vướng vào nắp của.
  • Đóng cửa máy sấy.
  • Đảm bảo máy được cấp nguồn điện 220V/50Hz, 10A.

Nếu đây là lần đầu tiên bạn sử dụng máy sấy quần áo, và bạn chưa rõ cách sử dụng cho đúng kỹ thuật để máy hoạt động an toàn và hiệu quả, bạn còn muốn học cách sử dụng máy sấy quần áo của các hãng khác nữa. Hãy tham khảo cẩm nang dùng máy sấy sau đây của chúng tôi trước khi đọc tiếp: Cách sử dụng máy sấy quần áo.

3.1. Chuẩn bị đồ sấy

Đảm bảo đồ đã được vắt cạn nước trong quá trình giặt.

Lấy hết các vật dụng trong túi quần áo có thể làm hư hỏng hoặc mắc kẹt vào máy.

Đóng các khóa kéo, các móc, dây buộc (trên chăn, mền, vỏ gối), và các dãy nịt của áo lót. Những thứ này khi bung ra có thể làm hỏng máy sấy và quần áo của ban.

Đảm bảo quần áo là loại có thể sấy được. Bạn có thể tham khảo thông tin trên nhãn mác quần áo.

3.2. Bỏ quần áo vào lồng sấy

Quần áo cần được xếp đúng cách để tránh hình thành các nếp nhăn sau chu trình sấy.

Muốn quần áo được sấy đều thì khi xếp tải, hãy đảm bảo lồng quay còn nhiều khoảng trống để quần áo có thể xoay chuyển thoải mái trong quá trình sấy.

3.3. Cách giảm xoắn rối và nếp nhăn trên đồ sấy

  • Phân loại tải theo loại vải.
  • Buộc chặt các sợi dây trên chăn mền, vỏ gối trước khi sấy.
  • Lắc và bỏ từng đồ một vào lồng quay sẽ giúp đỡ được sấy đều.
  • Sấy riêng các loại đồ in hình, lô-gô, vải chống nhăn, như áo sơ mi…
  • Lồng sấy cần đủ khoảng trống cho quần áo xoay chuyển thoải mải trong khi sấy.
  • Treo quần áo ngay sau khi hoàn tất chu trình sấy để tiết kiệm nhu cầu là ủi.

Chú ý!

  • Không sấy quá tải vì có thể làm hỏng máy sấy và quần áo.
  • Không bao giờ cho quần áo quá ướt vào hoặc lên trên máy sấy vì lượng nước thừa của quần áo có thể gây nguy hiểm về điện.
  • Chỉ sấy với các loại vải mà máy có thể sấy được, bằng cách tham khảo nhãn mác của nó.
  • Luôn tuân theo các hướng dẫn sấy từ nhãn mác quần áo.
  • Không sấy các loại rèm cửa. Ánh nắng mặt trời làm cho chúng trở nên giòn và chúng có thể rã ra trong khi sấy.

3.4. Cấp điện và chọn chương trình sấy

Bước 1 – Nhấn nút Nguồn để mở máy.

Bước 2 – Chọn chương trình sấy bằng cách xoay núm.
Đèn báo chương trình tương ứng sẽ sáng lên cùng với các tùy chọn sấy mặc định.

xoay núm điều khiển của máy sấy aqua thông hơi để chọn chương trình sấy

3.5. Cài đặt nhiệt độ sấy

Có 4 tùy chọn nhiệt độ:

  • Cao: Nhiệt độ sấy tới 80°C.
  • Trung bình: Nhiệt độ sấy tới 70°C.
  • Thấp: Nhiệt độ sấy tới 45°C.
  • Thổi hơi: Sấy không gia nhiệt bằng luồng khí mát khi quay lồng.

3.6. Cài đặt các tính năng sấy khác

Cảnh báo
Máy sẽ phát âm thanh bảo hiệu ngay khi vừa kết thúc chu trình sấy.

Chống nhăn
Chế độ này diễn ra ngay khi có cảnh báo âm thanh kết thúc chu trình sấy. Lồng sấy sẽ quay thêm theo chu kỳ chạy-dừng trong 1 giờ đồng hồ giúp quần áo giảm nhãn.

Cài đặt hẹn giờ
Tùy chọn Hẹn giờ cho phép bạn tri hoãn việc bắt đầu chu trinh sấy từ 5 phút đến 12 giờ.
Thời gian hẹn giờ là 5 phút, 15 phút, 30 phút, 1 giờ,…  cho đến 12 giờ.

Khóa trẻ em
Để bật hoặc tắt chức năng này: khi vừa mở máy hoặc trong khi máy đang vận hành, hãy nhấn giữ nút Khóa trẻ em trong 2 giây. Khi được kích hoạt, đèn dưới nút Khóa trẻ em sẽ sáng.

Chú ý!

Tránh dùng tính năng sấy hẹn giờ với quần áo không bền màu, nó có thể gây bạc màu quần áo rất nhanh.

3.7. Khởi động và tạm ngưng sấy

Nhấn nút Khởi động/Tạm ngừng để bắt đầu chu trình sấy hoặc cho máy sấy Aqua tạm dừng hoạt động.

Chú ý!

Nếu bạn muốn dừng máy trước khi kết thúc chu trinh sáy, bạn PHẢI lấy quần áo ra NGAY LẬP TỨC, rồi trải rộng hoặc treo chúng ra để làm mát.

Tuyệt đối KHÔNG để quần áo trong máy sấy hoặc dồn vào một chỗ. Hãy hết sức cần thận vì lồng sấy và quần áo có thể rất nóng.

4. Việc cần làm sau khi kết thúc chu trình sấy

  • Ngắt điện cho máy.
  • Dùng khăn khô lau cửa để loại bỏ hơi nước ngưng tụ và/hoặc các vật thể.
  • Vệ sinh bộ lọc xơ vải.

4.1. Vệ sinh bên ngoài

Dùng khăn mềm ẩm để lau vỏ ngoài và bảng điều khiển, sau đó lau khô. Tránh sử dụng hóa chất hoặc chất tẩy vì chúng sẽ làm hỏng lớp sơn hoặc các bộ phận bằng nhựa của máy sấy Aqua.

4.2. Vệ sinh lồng sấy

  • Nếu lồng sấy có bụi bẩn hoặc có xơ vải bám vào, hãy loại bỏ chúng và lau sạch bằng khăn ẩm.
  • Không để bất kỳ vật kim loại nào trong lồng quay vì chúng có thể gây gỉ sét.

4.3. Vệ sinh bộ lọc xơ vải

Các bước tiến hành:

Bước 1 – Mở cửa máy sấy.

Bước 2 – Tháo bộ lọc xơ vải ra khỏi máy bằng cách kéo nó lên khe lọc.

Bước 3 – Mở bộ lọc ra và dùng tay lau sạch bề mặt. 4. Gấp bộ lọc xơ vải và đặt lại vào khe lọc. Đảm bảo bộ lọc được lắp đúng vị trí trước khi vận hành máy sấy.

 

vị trí bộ lọc xơ vải máy sấy aqua thông hơi

Vị trí Bộ lọc xơ vải nằm ở miệng cửa

Chú ý!

  • Thông thường, xơ vải được tạo thành khi mặc hoặc giặt quần áo. Xơ (tức là xơ vải) thoát ra từ quần áo trong khi sấy sẽ tụ lại trong bộ lọc xơ vải.
  • Hãy làm sạch bộ lọc xơ vải sau mỗi lần sấy, vì có thể gây cháy nếu để chủng tích tụ nhiều hoặc tồn tại quanh máy sấy Aqua.
  • Đèn cảnh báo Vệ sinh lọc sẽ nhấp nháy khi vừa nhắn nút Nguồnmở máy. Đây là một cách để nhắc bạn kiểm tra bộ lọc trước mỗi lần sẩy vì xơ vải tiềm ẩn nguy cơ hoàn hoạn cũng như làm giảm hiệu suất sắy.

Nếu bộ lọc xơ vải bị hỏng, hãy liên hệ với Tổng đài của AQUA để được thay thế. Không vận hành máy sấy khi không có bộ lọc hoặc bộ lọc xơ vải bị hư hoặc lắp sai vị trí. Nếu không, những điều này có thể làm hỏng máy của bạn. Máy sấy có khả năng tự chẩn đoán một số lỗi. Khi có sự cố, máy sẽ phát ra âm thanh cảnh báo và hiển thị mã lỗi giúp bạn có thể tự khắc phục.

Điện máy

Ms. Hương: 0982.069.704

Mr. Tuấn: 0965.790.100

Chat messenger
Chat Zalo